09017 00017   [email protected]   CTT10-12, KĐT Kiến Hưng Luxury, Hà Đông, Hà Nội
Trang chủ

Bảo vệ hệ thống điện bằng Relay bảo vệ hạ thế

Các loại sự cố tự nhiên:

Lỗi chạm đất

  • Mức độ trip đặc trưng: <120A
  • Pha chạm vào đất
  • Sự cố với mức năng lượng cao

 

Autome1

Lỗi quá dòng

  • Mức độ trip đặc trưng: 400A – đầy tải
  • Quá tải thiết bị hoặc ngắn mạch pha-pha
  • Sự cố với mức năng lượng trung bình

 

Lỗi dòng rò

  • Mức độ trip đặc trưng: mA
  • Hỏng cách điện của cáp điện
  • Pha chạm đất nhưng dòng sự cố nhỏ

 

Phương pháp xác định lỗi

Lỗi chạm đất

  • Dây pha chạm vào đât
  • Phát hien bằng dòng thứ tự không (mức độ cao đặc trưng: 40A-120A)
  • Đo lường bằng 4 biến dòng và bảo vệ bằng relay chạm đất (EFR)

 

 Autome2

Lỗi quá dòng

  • Vượt quá giới hạn dòng điện của hệ thống
  • Phát hiện bởi số dư dòng điện (mức độ cao >100A)
  • Đo lường bằng 3 biến dòng và bảo vệ bằng relay quá dòng (OCR)

 

Autome3

 

Lỗi dòng rò

  • Bảo vệ an toàn cho người theo IEC60479
  • Phát hiện bởi dòng thứ tự không (rất nhở ở mức mA)
  • Phải sử dụng Z-CT độ nhạy cảm cao
  • Đo lường bằng 1 biến dòng ZCT và bảo vệ bằng relay dòng rò (ELR)

 

Autome4

 

Biến dòng bảo vệ:

Không thể dùng biến dòng bình thường (MCT) cho việc thực hiện phát hiện sự cố. Vì dòng điện sự cố có thể sẽ rất lớn hoặc rất nhỏ. Do đó:

  • Dùng trong việc bảo vệ quá dòng/chạm đất: 5P5, 5P10, 5P20, 5PX; để chịu được dòng điện lỗi lớn với điểm bão hòa cao.

 

Autome5

  • Dùng cho bảo vệ dòng rò: ZCT

o   Để phát hiện dòng thứ tự không 10mA, ngõ ra là điện áp

o   Chọn bằng đường kinh ngoài của cáp điện (35, 50, 70, 105, 140mm)

 

Autome6

Relay bảo vệ hạ thế là gì?

Relay bảo vệ hạ thiết là thiết bị bảo vệ trước các sự cố điện: quá dòng, chạm đất, dòng rò, quá áp, thấp áp.

 

Autome7

Chức năng của relay bảo vệ: phát hiện tín hiệu dòng điện, điều chỉnh thời gian trì hoãn, gửi tín hiệu trip đến CB.

Autome8

Ký hiệu và thiết kế relay quá dòng, chạm đất (OC, EF) trong mạch đơn tuyến

 

Mục đích của relay bảo vệ: ngăn ngừa hỏa hoạn và hư hỏng thiết bị, ngân ngừa quá tải hệ thống nguồn cấp, chống điện giật nguy hiểm cho người.

 Các loại relay bảo vệ: chạm đất (EF), quá dòng (OC), dòng rò (EL)

 

Lịch sử phát triển relay bảo vệ

 

Autome9 

 

Vì sao chúng ta cần dùng relay bảo vệ trong khi đã có MCCB?

 

Autome10 

 

  • Tiêu chuẩn hóa đặc tính trip để dễ dàng trong việc phối hợp cắt chọn lọc.
  • Cài đặt chính xác với mức sai số chỉ 3%
  • Chỉnh nhuyễn mức dòng điện và thời gian bước 1%
  • Cho phép phân cấp chính xác từng lớp mạng điện

 

Cơ chế hoạt động của MCCB từ nhiệt:

  • Trip nhiệt dựa trên tấm lưỡng kim với tốc độ trip rất chậm (hơn 1 giây). Không thể cài đặt.
  • Trip từ dựa trên lực hút của cuộn dây. Trip từ xảy ra mà không có thời gian trì hoãn định trước, thường là 0.1s. Có thể cài đặt nhưng với sai số cực cao: 20-25%.
  • Khó thiết kế cắt chọn lọc với nhiều thương hiệu CB khác nhau.
  • CB nên phục vụ như 1 bảo vệ dự phòng khi relay bị hỏng.

Autome11

 

Phân biệt relay bảo vệ loại DTL và IDMTL

 

Autome12

Phối hợp thời gian và dòng cắt đối với relay IDMTL

Autome13

Ta đã biết: thời gian trì hoãn thời gian trip tại MSB khi có sự cố không được vượt quá 0.5s. Theo sơ đồ trên, ta sẽ chia thời gian thành 3 cấp: Ra, Rb, Rc.

 

Autome 14

AUTOME15

Đường cong IEC normal inverse 

 

Để có thêm chi tiết và hỗ trợ về việc thiết kế lựa chọn relay bảo vệ, vui lòng liên hệ autome.vn

 

theo dõi chúng tôi qua

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN KHUYẾN MÃI

Đăng ký nhận tin

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Autome logo V3 

 CT TNHH DV KỸ THUẬT AUTOME

VPGD: CTT10-12, KĐT Kiến Hưng Luxury, Hà Đông, Hà Nội

Phone: 09017 00017

Email: [email protected]

Bản đồ

Form Báo giá

Liên hệ copy

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Chọn tệp
Invalid Input

Gửi ngay
  

.
.
.
.